Bánh Trung Thu Kinh Đô |
Người Trung Quốc coi Tết Trung Thu là ngày đoàn viên và họ ăn bánh Trung Thu với hình tròn cũng là để tượng trưng cho sự đoàn viên, xum họp. Thế nhưng nguồn gốc bánh Trung Thu là ở đâu và có từ bao giờ? Tại Trung Quốc có rất nhiều cách giải thích khác nhau và dường như cách nào cũng có lý.
Trong dân gian Trung Quốc lưu truyền, tập tục Tết Trung Thu ăn bánh Trung Thu là có từ cuối thời Nguyên (1271-1368), đầu thời Minh (1368-1644).
Chuyện kể rằng khi đó Chu Nguyên Chương lãnh đạo người Hán chống lại bạo chính của triều đình nhà Nguyên và thống nhất ngày 15/8 âm lịch tiến hành khởi nghĩa. Trước ngày này, mọi người đã mượn cớ tặng bánh cho nhau để giấu trong những chiếc hình tròn những mẩu tin thống nhất ngày giờ khởi nghĩa.
Sau đó, Chu Nguyên Chương lật đổ triều đình nhà Nguyên, lập lên triều Minh (1368-1644) và trở thành vị Vua đầu tiên của triều đình nhà Minh cai quản Trung Quốc.
Từ đó, thần dân triều Minh lấy ngày 15/8 Âm lịch là tượng trưng của ngày lật đổ triều đại dị tộc (không phải người Hán) thống trị Trung Quốc và cũng không quên vai trò liên lạc của những chiếc bánh hình tròn giống như mặt Trăng. Và tập tục Tết Trung Thu ăn bánh Trung Thu lưu truyền trong dân gian Trung Quốc đến ngày hôm nay.
Thế nhưng bên cạnh đó còn một cách giải thích khác. Tương truyền thời Trung Quốc cổ đại, Hoàng Đế có nghi lễ cúng mặt Trời vào mùa Xuân và cúng mặt Trăng vào mùa Thu để cầu cho mưa thuận gió hòa, thần dân yên lành, đất nước bình yên. Vì thế, trong dân gian coi ngày 15/8 âm lịch là ngày cúng thần Trăng.
Dịp này mọi người làm bánh hình tròn giống như mặt Trăng gọi là “Nguyệt bính” (bánh Trăng) để cúng thần Trăng, cúng xong mọi người cùng vừa thưởng thức bánh vừa ngắm Trăng.
Do ngày 15/8 âm lịch là tiết giữa thu nên gọi là Trung Thu và ngày cúng thần Trăng được coi là ngày “Tết” nên gọi là “Tết Trung Thu”. Lâu dần nghi lễ ăn “Nguyệt bính” ngắm Trăng vào đêm 15/8 âm lịch trở thành thói quen và tập tục lưu truyền đến ngày hôm nay.
Bánh Trung Thu |
Chưa hết, vẫn còn một cách giải thích khác cho rằng bánh Trung Thu ban đầu là món ăn chúc mừng thắng lợi của quân đội triều đình nhà Đường (618-907), tức là có cách ngày nay hơn 1.000 năm về trước.
Thời kỳ Hoàng Đế Đường Cao Tổ Lý Nguyên cai trị Trung Quốc, tướng Quân Lý Thành Chinh được phái đi dẹp quân hung nô và ngày 15/8 âm lịch đã chiến thắng trở về. Khi đó, một nhà buôn người Thổ Lỗ Phiên đã dâng tiến Hoàng Đế hộp bánh mừng thắng lợi.
Cao Tổ Lý Nguyên khi mở hộp bánh được trang trí rất công phu ra đã cầm lên một chiếc bánh hình tròn, ngước mặt lên nhìn mặt Trăng cười nói: “Thần dâng bánh ngọt cho thần Trăng,” sau đó chia bánh cho quần thần cùng thưởng thức.
Sau này thứ bánh hình tròn được vị ngọt hương thơm được dân gian dùng thưởng thức vào đêm Trăng tròn 15/8 âm lịch và phát triển đến ngày nay gọi là Tết Trung Thu.
Trong cuốn “Mộng lương lục” của Ngô Tự Mục đời Nam Tống (1127-1279), các sử gia Trung Quốc đã tìm thấy từ “Nguyệt bính”, tức bánh Trung Thu. Nhưng những miêu tả về Tết Trung thu ngắm Trăng thưởng thức bánh Trung Thu thì phải đến đời nhà Minh, trong cuốn “Tây Hồ du lãm chí hội” mới có sự ghi chép đầy đủ: “Ngày 15/8 âm lịch gọi là Tết Trung Thu, trong dân gian lấy tặng nhau bánh Trung Thu hình tròn để thay cho ý nghĩa đoàn viên.”
Đến đời nhà Thanh, những ghi chép về bánh Trung Thu đã xuất hiện rất nhiều. Hơn thế bánh Trung thu cũng được làm cầu kỳ hơn.
Mặc dù những giải thích trên về nguồn gốc bánh Trung Thu Bánh chẳng ai biết được đâu là đúng, nhưng một thực tế là thói quen Tết Trung Thu thưởng thức bánh Trung Thu đã tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Hơn thế, chủng loại bánh Trung Thu ngày càng phong phú, đa dạng và hương vị cũng khác nhau, chứ không chỉ còn là một hình dạng tròn và vị ngọt như trước.
Tại Trung Quốc ngày nay có một số loại bánh Trung Thu điển hình như bánh Bắc Kinh, có nguồn có từ Bắc Kinh và Thiên Tân; bánh lưỡng Quảng có nguồn gốc từ Quảng Đông, Quảng Tây; bánh Hongkong có nguồn gốc từ Hongkong; bánh Tô Châu có nguồn gốc từ Thượng Hải, Chiết Giang và khu vực xung quanh; bánh lưỡng Hồ có nguyồn gốc Hồ Nam, Hồ Bắc.
Trong đó bánh lưỡng Quảng, bánh Hongkong và bánh Bắc Kinh là phổ biến nhất và được người dân khắp nơi Trung Quốc ưa thích nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét