Ổ khóa, nhìn bề ngoài bình thường, nhưng cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhà nào không có ổ khóa coi như trộm viếng là chắc. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, Việt Nam hiện có hơn 24 triệu hộ
gia đình, tương đương 24 triệu ổ khóa cửa, cộng thêm 4 triệu xe máy, xe ô tô, coi như cả Việt nam có không dưới 28 triệu ổ khóa. Vậy ổ khóa có từ khi nào, ai sáng chế ra ổ khóa, mời các bạn tham khảo bài viết sau.
Lịch sử hình thành
Thời xưa, để chặn cửa ngăn ngừa trộm và kẻ gian ra vào, người ta chỉ dùng then (cửa đóng then cài) hay chốt. Sau này, những bộ khóa cửa với chốt khóa được phát triển. Thời gần đây với đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có các loại khóa bằng thẻ mang từ trường, vân tay, điện tử,...
Cấu tạo ổ khóa truyền thống
Ổ khóa gồm hai phần là ổ khóa và chìa khóa, làm bằng kim loại cứng và
nhiều hình dạng,... Khóa được mở khi có chìa khóa với các răng trên mép
khóa đúng với thứ tự các chốt nhỏ trong ổ khóa nhằm nâng các chốt nhỏ đó
lên gây mất tác dụng khóa của ổ.
Hộp cơ của khóa bao gồm các chốt khóa là phần tạo nên sự chắc chắn của khóa cửa. Nếu các thanh chốt cửa không chắc chắn thì khóa sẽ bị mất tác dụng. Bộ khóa bằng cơ chỉ có 2 chốt: chốt ngang, chốt chéo. Chốt chéo có tác dụng đóng cửa tạm thời ngăn cho cửa không tự nhiên mở, chỉ cần xoay tay vặn là chốt này sẽ mở, không có khả năng chống xâm nhập trái phép. Chốt ngang có chức năng chính là khóa cửa, chống mở cửa, độ dầy của chốt ngang chỉ từ 5-8mm.
Nhược điểm của loại khóa này là sử dụng chìa khóa cơ gây khó khăn cho người sử dụng trong trường hợp sử dụng nhiều chìa khóa một lúc, nhất là khi các chìa có hình dáng gần giống nhau. Ngoài ra việc phải đem theo chìa khóa bên mình cũng rất khó chịu so với dùng các loại khóa hiện đại như khóa vân tay,...
Phát hiện chiếc khóa đầu tiên của nhân loại – The Origin of the Lock:
Công cụ bảo mật đầu tiên được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học khoảng giữa thế kỷ 19 tại Cung điện Khorsabad( Iraq). Bộ khóa và chìa sơ khai đã có mặt từ khoảng hơn 4000 năm trước công nguyên, vào thời kỳ trị vì của Sargon II của Assyria. Chiếc khóa, khi đó được làm từ gỗ, với thiết kế tương đối giống với những chiếc khóa hiện đại ngày này – hoặc ít nhất là giống về nguyên lý hoạt động.
Nó được gọi là ổ khóa lẫy. Nói một cách đơn giản, các đinh ghim(được
làm bằng gỗ) với độ dài khác nhau được đưa vào bên trong bộ khóa để
ngăn việc mở cửa nếu không có chìa khóa. Khi cắm chìa vào ổ, chiếc chìa
khóa sẽ đẩy các đinh ghim lên trên và thanh chắn giữ cửa sẽ được mở ra.
Vào thời kỳ này, thứ duy nhất có thể thay thế bộ khóa này chỉ có thể
là người canh cửa.
Người Ai Cập cổ đại sau đó đã nâng cấp thiết kế của thời kỳ
Mesopotamian, cũng mở ra kỷ nguyên khóa và ổ trong các thiết kế những
cánh cửa lớn. Mặc dù bộ khóa vẫn được làm từ gỗ, người Ai Cập đã thay
thế các đinh ghim bằng đồng thau.
Nguyên lý hoạt động giữa chìa và đinh ghim đã được sử dụng trong nhiều
thế kỷ. Từ Ai Cập, xu hướng này lan ra tới Hy Lạp và sau đó là cả Đế chế
La Mã, nơi mà chiếc khóa còn được chỉnh sửa lại nhỏ hơn để vừa với các
hòm và tủ đồ. Những người La Mã giàu có cũng sẽ đeo khóa của họ giống
như nhẫn để khiêu khích các dòng dõi quý tộc khác: “Tôi giàu tới nỗi có
những thứ cực quan trọng cần phải bảo vệ”.
Thiết kế cơ bản của khóa lẫy bằng gỗ vẫn không thay đổi cho đến thời Trung cổ, khi những người thợ thủ công Anh Quốc tạo ra những chiếc khóa kim loại đầu tiên. Những ổ khóa bao gồm một lỗ khóa và một trục ở phía cuối. Bên trong lỗ khóa là một loạt các tấm đồng tâm, hoặc các khe và rãnh. Trừ khi mô hình của các bậc trên chiếc chìa hoàn toàn khớp với với mô hình của các khe răng, sẽ không tài nào có thể vặn được chìa khóa. Nếu quay chìa theo các phía, nó sẽ gắn được hoặc gỡ bỏ hoàn toàn then chốt. Ổ khóa khe răng vẫn được sử dụng tới ngày hôm nay, dù chúng chủ yếu chỉ đang được trưng bày tại các địa điểm lịch sử, để tránh bị giả mạo trong nhiều thế kỷ. Những chiếc khóa sẽ rất giống với bất cứ chiếc khóa của lâu đài hay một tổ chức bí mật mà người ta vẫn thường hay mơ tới. Chúng rất đẹp!
Thế nhưng dù có đẹp thế nào đi chăng nữa, nó vẫn có những lỗi không thể gạt bỏ được. Mẫu khe răng và nốt có nhiệm vụ khiến cho chìa của nó không thể mở chiếc khóa khác. Nhưng nếu đã nắm được nguyên lý cơ bản về hình dáng chìa, người ta hoàn toàn có thể xoay các nốt khóa xuống và hoàn toàn có thể chặn được các khe ổ cắm. Điều này đã tạo nên thứ gọi là “skeleton key – chìa khóa đa năng”. Với nguyên lý này, kể cả khi chiếc khóa chỉ có một nốt to tướng, vẫn có thể phá được mê cung trận của vô vàn khe rãnh nhỏ trong ổ. Mặc dù mục đích bảo mật của nó từ đó không còn được tốt nữa, những chiếc ổ khóa khe răng này đã mở ra một kỷ nguyên mới của nghề thủ công. Những người thợ kim loại tay nghề cao được thuê và đào tạo trở thành người thợ khóa, thiết kế và tạo nên những chiếc khóa điêu khắc và trang trí tuyệt hảo để hợp với kiến trúc tòa nhà. Bằng việc nhân bản hình dạng các lỗ khóa và thêm thắt một vài khe răng phức tạp, những người thợ khóa hoàn toàn làm chủ công cuộc bảo mật thời bấy giờ. Vậy nhưng song song với đó, những chiếc khóa mở được nhiều ổ lại càng tinh xảo hơn nữa. Vào cuối thời kỳ Phục hưng, đã có hàng tá các mẫu thiết kế được phá, và việc phá khóa lại trở thành một cái nghề.
Vào năm
1778, Robert Barron đã phát minh ra loại khóa gồm hai tầng lẫy. So với
việc chỉ cần xoay hết các nốt răng cưa lên để mở gạt cửa trong thời cổ
đại, chiếc khóa mới này cần tới hai đến bốn lần khóa với những mức cao
và sâu khác hẳn nhau. Barron tự hào gọi chúng là “Chiếc khóa an toàn hơn
bất kỳ thứ khóa nào đã từng được làm từ trước tới nay.” Và một lần nữa,
loại khóa này vẫn chưa đạt được đến độ an toàn như mong đợi. Chỉ cần
đúng thao tác với một vài công cụ, chiếc khóa vẫn hoàn toàn có thể bị
phá, dù rằng có khó hơn và nhiều tầng nhiều lớp hơn. Chỉ dựa vào nguyên
lý “nâng độ khó, nâng bảo mật” này, cũng chẳng bao lâu sau đó mà thiết
kế của Barron đã đi vào dĩ vãng của những người Anh Quốc.
Tới năm 1784, Joseph Bramah tạo ra một chiếc khóa vô cùng hữu hiệu mà
cho đến nay vẫn được sản suất và bày bán trên các cửa hàng ở London.
Nhìn bề ngoài, thiết kế của chúng hầu như không có gì thay đổi. Một
chiếc chìa khóa dạng trục với những đệm vòng phía bên trong ổ khóa, với
những mục đích tương tự như các tầng lớp trong thiết kế của Barron trước
đó: Những vòng đệm sẽ tiếp xúc đúng độ sâu và mở được then chốt.
Vào năm 1817, một tên trộm ở Portsmouth Royal Dockyards đã đề xuất
với chính phủ Anh mở một cuộc thi đúc khóa. Người thắng cuộc sẽ giành
giải 100 Pounds cho phát minh nào không thể mở được bằng bất kỳ thứ chìa
nào khác ngoài chiếc chìa do chính chủ nhân nó tạo ra. Và cuối cùng,
Jeremiah Chubb đã thắng cuộc với việc cải tiến thiết kế nhiều tầng của
Barron với những kiểu lẫy riêng của mình. Ông thậm chí còn thêm vào một
tính năng vô cùng tuyệt vời khác: Chiếc khóa với tên gọi “detector lock –
khóa thần thám” sẽ tự động tắc nghẹt lại nếu như cắm sai chìa khóa vào.
Chỉ khi cắm đúng chiếc chìa của nó, khóa mới có thể được mở.
Năm 1851, màn trình diễn của Hobbs tại Triển lãm Lớn cũng bắt đầu
đánh dấu sự suy tàn của đế chế Anh về các bậc thầy thợ khóa, tạo ra tương lai của
ngành bảo mật đã đang phát triển rậm rịch trên toàn nước Mỹ.
Năm 1961: Linus Yale Jr nâng cấp và cải tiến
từ bộ khóa lẫy bằng gỗ xa xưa của những người Ai Cập cổ đại, phát minh ra bộ khóa lẫy và khay riêng, mà giờ được biết
đến với tên gọi là Chiếc khóa Yale. Thiết kế này là một bước cải tiến
cần thiết, cho ra đời thứ mà nay chúng ta vẫn thấy: những chiếc chìa khóa
dẹt có rãnh và các nốt cũng như khe ở trên cạnh.
Khóa hiện đại
Khóa hiện đại là các loại khóa không dùng hoặc chỉ dùng chìa khóa khi khẩn cấp (quên mật khẩu,...). Mục đích giúp con người không phải mang quá nhiều chìa khóa bên mình và tránh việc quên hay đánh mất chìa khóa. Khóa hiện đại có nhược điểm là dễ bị tác động của các thiết bị chuyên nghiệp gây mất tính bảo vệ của khóa. Vì vậy các loại khóa hiện đại cần cải tiến thường xuyên nhằm chống các tên trộm có kiến thức về công nghệ cao.
Các loại khóa hiện đại
Hiện nay, chủ yếu sử dụng các loại khóa sau:
Khóa vân tay: Chỉ người có vân tay giống với vân tay trong bộ nhớ máy có thể mở cửa
Khóa mã số: Chỉ người biết mã số giống với mã số trong bộ nhớ máy có thể mở cửa. Mã số càng dài và càng đa dạng loại ký tự sẽ càng khó bẻ khóa hơn
Khóa thẻ từ: Chỉ người có thẻ từ được khóa chấp nhận trong bộ nhớ máy có thể mở cửa
Khóa nhận dạng (hình ảnh, tiếng nói)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét