Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Nguồn gốc ông già Noel

Santa Claus, hay Ông già Noel (phiên âm tiếng Việt Ông già Nô-en), Ông già Giáng sinh, hay là Ông già Tuyết (theo cách gọi tại Nga), tiếng Hà Lan Sinter Klaas là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel.

Nguồn gốc ông già Noel

Ông già Giáng sinh, ông già Tuyết là những tên gọi khác của ông già Noel. Đây là hình tượng xuất hiện từ lâu trong nhiều nền văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây. Các truyền thuyết, chuyện kể cho rằng, ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn, dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em.


Trẻ em luôn tin vào câu chuyện ông già Noel đi theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc tất mà chúng treo gần giường ngủ hay lò sưởi. Vì thế các bậc cha mẹ thường mua quà bỏ vào đôi tất để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích trẻ em làm điều thiện, ngoan ngoãn, chăm học để được ông già Noel tặng quà.

Ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới vào dịp Giáng sinh. Đến đêm Giáng sinh, ông bắt đầu hành trình với cỗ xe kéo bởi 8 con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi.

Vậy ông Già Noel là nhân vật lịch sử hay chỉ là huyền thoại ?


Được biết nhân vật lịch sử lâu đời này có thật. Người Pháp thân mật gọi Ngài là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), người Anh gọi trực tiếp là SANTA CLAUS (Thánh Nicôla) Thánh giám mục, mừng lễ ngày 6 tháng 12 mỗi năm trước lễ Giáng Sinh gần hai chục ngày. Vì Ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế. Đầu tiên ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ viền trắng, thắt lưng da đen,đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi và bánh kẹo cho thiếu nhi.

Người ta còn thi vị hóa, đem niềm vui cho trẻ em, bằng cách "bắt ông cha Noel đêm 24 tháng 12 chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ mà các em treo ở chân giường". Thật ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên các em phải ngoan thì "Cha Noel" mới cho quà!

Sau đây xin sơ lược vài nét chính về cuộc đời "Cha Noel".


Cậu Nicolas, con trai duy nhất một gia đình qúy tộc giàu có ở Bắc Âu, từ nhỏ đã sống rất nhân hậu, đạo đức, quyết định đi tu, nhưng gia đình neo đơn, cậu phải ở lại nhà để phụng dưỡng cha mẹ già.

Một hôm đi ngang qua một gia đình lối xóm, Nicolas nghe thấy tiếng đàn bà con gái khóc. Cậu ngạc nhiên vì không hề nghe nói có ai đau ốm trong gia đình này? Tới gần, Nicolas nghe thấy cô con gái lớn, gia đình chỉ có hai con gái, vừa khóc vừa than thở rằng: vị hôn phu của cô không chịu làm đám cưới vì gia đình cô nghèo không có của hồi môn (số tiền cô dâu mang theo về nhà chồng). Nicolas lẳng lặng về nhà lấy một túi tiền vàng (thời xưa chưa có tiền giấy) đem sang. Cậu ném “choang” một tiếng vào cánh cửa đóng, rồi nấp sau bụi cây chờ xem kết quả.

Người cha gia đình ra mở cửa:

- Ai gọi cửa đó? Không có ai sao? Ồ túi tiền vàng của ai liệng vào đây? Lạy Chúa, ai liệng tiền vào nhà tôi thế này? Của ai đây?...

Không có ai lên tiếng. Ông đem túi tiền vào nhà mừng rỡ nói:

- Thôi đừng khóc nữa, Chúa ban cho rồi đây!

Thế rồi một tuần lễ sau, đám cưới cô chị được cử hành vui vẻ. Một thời gian sau, Nicolas cũng kín đáo giúp tiền gia đình này để đám cưới cô em được tốt đẹp. Nicolas còn giúp đỡ nhiều gia đình nghèo khó gặp hoạn nạn hay bệnh tật quanh vùng.

Sau khi cha mẹ đã qua đời, Nicolas vào chủng viện, rồi được thụ phong linh mục. Tài sản cha mẹ để lại, Cha Nicolas dùng để cứu giúp những gia đình nghèo khó, bệnh tật, gặp hoạn nạn.
Mỗi mùa Giáng Sinh về Ngài Nicolas lại mang trên lưng một bao lớn bánh mì, quà, đồ chơi, tự tay đem tới từng nhà chia cho trẻ em nghèo để chúng mừng lễ Giáng sinh. Trẻ em Pháp reo lên: Le Père Noel est là!” (Cha Noel kia rồi!). Từ đó, người ta gọi là Le Père Noel "ông Cha Noel". Hai màu đỏ và trắng trong bộ quần áo gắn liền với ông già Noel được cho là màu của bộ lễ phục giám mục.

Pháp có bài ca "Petit Papa Noel", còn Anh và Hoa Kỳ thì “Santa Claus is Coming to Town” (Thánh Nicolas đang tới đô thị) và "Mama Sita, I am looking for Santa Claus, It’s Christmas Day" (Má Sita ơi, con đang chờ Bố Nicolas, Lễ Giáng Sinh tới rồi).

Ở Việt Nam, dân chúng không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình cụ già râu tóc bạc phơ, nên gọi là Ông Già Noel. Ông già Noel ngày nay là "vai chính" trong Lễ Giáng sinh, với bộ đồ màu đỏ, viền trắng, chòm râu trắng và hai hàng ria dài, bộ mặt hóm hỉnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến